Arthur Dowel quyết định hành động rất thận trọng. Cần phải tiến hành công việc như thế nào để cho đến phút cuối cùng, hắn vẫn không chút nghi ngờ rằng một cuộc tiến công đang nhằm vào hắn.
— Chúng ta sẽ hành động một cách khôn ngoan nhất. — Laré bảo anh. — Trước hết phải biết cô Laurence đang sống ở đâu, có lẽ cô ta sẽ giúp chúng ta được nhiều việc.
Tìm ra địa chỉ của Laurence không phải là khó lắm, nhưng khi đến nhà cô, anh thất vọng. Thay vì gặp được Laurence anh chỉ gặp được mẹ cô, một bà giả dáng người phúc hậu, ăn mặc sạch sẽ, mặt đầm đìa nước mắt, có vẻ đã nghĩ và hết sức buồn phiền.
— Tôi có thể gặp Laurence được không? — Anh hỏi.
Bà già nghi ngờ nhìn anh:
— Con gái tôi à? Ông cùng biết nó à?… Tôi được hân hạnh nói chuyện với ai đây, và ông cần con gái tôi làm gì?
— Nếu ba cho phép…
— Mời ông… — và mẹ Laurence đưa khách vào căn phòng nhỏ cũ kỹ nhưng có vẻ ấm cúng. Trên tường trèo một tấm chân dung lớn. «Một cô gái khá thú vị» — Arthur nghĩ thầm.
— Tên cháu là Radier. Cháu là bác sĩ ở Toulon vừa đến đây hôm qua. Có lần cháu làm quen được với một người bạn gái học đại học cùng Laurence. Cháu tình cờ gặp lại cô gái ấy và qua cô ấy, cháu biết được Laurence làm việc cho giáo sư Kerner.
— Thế cô bạn của con gái tôi họ gì?
— Họ à? Họ Riche!
— Riche! Riche!.. chưa nghe thấy cái tên ấy. — Ba Laurence nhận xét và hỏi lại với vẻ nghi ngờ — Ông không ở chỗ Kerner đến chứ?
— Dạ không, cháu không ở chỗ Kerner — Arthur Dowel mỉm cười. — Những cháu rất muốn làm quen với ông ta. Thật tình ông làm việc trong lĩnh vực mà cháu rất quan tâm. Cháu biết rằng ông ta tiến hành tại nhà một loạt các cuộc thi nghiệm vào loại thú vị nhất. Nhưng ông ta là người rất kín đáo và không thích cho một ai đến gần ngôi nhà thiêng liêng của ông ta.
Mẹ Laurence cho rằng điều đó giống với sự thật, sau khi đến làm việc cho giáo sư Kerner, con gái bà ta đã nói là ông ta sống rất kín đáo và không tiếp một ai. «Thế ông ta làm việc gì? «— Bà hỏi con gái và nhận được câu trả lời: «Mọi thứ thí nghiệm khoa học «.
— Và thế là, — Dowel nói tiếp, — Cháu quyết định làm quen với Laurence và bàn với cô ấy cách nào hay nhất để đạt được mục đích của cháu. Cô ấy có thể chuẩn bị sẵn địa bàn, nói chuyện sơ bộ với giáo sư Kerner, giới thiệu cháu với Kerner và đưa cháu vào nhà.
Vẻ mặt của chàng trai gợi lên một sự tin cậy, nhưng tất cả những gì dính dáng đến tên Kerner đều khơi dậy trong lòng bà Laurence sự lo ngại và không yên tâm đến nỗi bà không biết nên tiếp tục câu chuyện ra sao. Bà thở dài và từ trấn tĩnh lại để khỏi bật khóc, Bà nói:
— Con gái tôi không có nhà, nó ở bệnh viện.
— Ở bệnh viện? Bệnh viện nào vậy?
Ba Laurence không kiềm được nữa. Bà phải ở một mình bao nhiêu lâu nay với nỗi lo lắng nên bây giờ quên hết mọi sự thận trọng, bà kể cho khách nghe mọi chuyện: chuyện con gái bà bất ngờ gửi về lá thư bảo rằng công việc buộc nó phải ở lại nhà Kerner trong một thời gian để chăm sóc những bệnh nhân nặng; chuyện bà đã mất nhiều cố gắng vô ích để đến thăm con tại nhà Kerner; chuyện bà hồi hộp lo lắng; sau hết mọi chuyện Kerner báo cho bà biết là con gái bà bị rối loạn thần kinh và đã được đưa đến bệnh viện tâm thần.
— Tôi căm ghét lão Kerner ấy. — Bà già vừa lau nước mắt vừa nói. — Chính lão đã đẩy con gái tôi đến chỗ điên dại. Tôi biết nó đã nhìn thấy gì trong nhà Kerner và làm gì ở đó tuy nó không nói cho tôi biết gì cả. Nhưng tôi biết một điều là kê từ ngày nhận làm công việc đó, nó hãy cáu gắt. Tôi không còn nhận ra con gái của mình nữa. Về đến nhà mặt nó tại xanh, luôn hồi hộp và không thiết gì đến chuyện ăn ngủ nữa. Đêm đêm, nó bị những cơn ác mộng dầy vò. Nó kêu thét lên và nói lảm nhảm trong mơ rằng: Cái đầu một ông giáo sư Dowel nào đó và Kerner truy đuổi nó… Kerner gửi qua bưu điện tiền lương của con gái tôi, số tiền cũng khá hậu hĩnh. Nhưng có bao nhiêu đi nữa cũng không mua được sức khỏe… tôi mất con gái rồi… — và bà khóc nức nở.
«Không,trong ngôi nhà này không thể có kẻ đồng loã với Kerner». — Arthur Dowel nghĩ. Anh quyết định không dấu mục đích sự thật việc anh đến đây.
— Thưa bà, — Anh nói — bây giờ cháu xin nói thẳng ra, cháu cũng có những bức xúc chẳng kém bà để căm ghét Kerner. Cháu cần có sự hỗ trợ của con gái bà để tìm cách vạch trần những tội ác của Kerner.
Bà Laurence kêu lên.
— Xin bà hãy yên tâm, con gái bà không dính vào những tội ác đó.
— Con gái tôi thà chết còn hơn những tay vào tội ác— Bà Laurence hãnh diện đáp.
— Cháu muốn được sự giúp đỡ của Laurence, nhưng cháu thấy bản thân cô ấy cũng cần sự giúp đó. Cháu có cơ sở để tin chắc rằng con gái của bà không bị mất trí, mà bị giam vào nhà thương điên bởi giáo sư Kerner.
— Nhưng tại sao? Để làm gì?
— Chính vì con gái bà thà chết chứ không những tay vào tội ác như bà vừa nói. Rõ ràng cô ấy đã trở thành mối nguy hiểm luôn đe doạ Kerner.
— Nhưng ông nói đến những tội ác nào?
Arthur Dowel chưa biết rõ bà Laurence và cùng số thói ba hoa của các bà già, vì thế anh quyết định không nói gì cả.
— Kerner làm những phẫu thuật phí pháp. Xin bà cho biết Kerner đưa con gái bà đến bệnh viện nào?
Bà Laurence quá xúc động những chưa lại sức để tiếp tục nói một cách mạch lạc, thỉnh thoảng bà lại khóc lên:
— Kerner không muốn báo cho tôi biết. Hắn không cho tôi đến nhà hắn nên tôi phải viết cho hắn một bức thư. Hắn trả lời quanh co, cố an ủi tôi và thuyết phục tôi tin là con gái tôi đang bình phục và sớm trở về nhà. Đến khi tôi không còn kiên nhẫn được nữa, tôi viết thư báo cho hắn biết là tôi sẽ viết đơn kiện, nếu hắn không thả con gái tôi ra và không cho biết nó đang ở đâu. Đến lúc ấy hắn, mới chịu cho biết địa chỉ của bệnh viện. Bệnh viện này ở Sko, ngoại ô Paris. Bệnh viện thuộc quyền sở hữu của bác sĩ Ravino. Ôi, tôi đã tới đây! Nhưng họ không cho tôi vào. Đó thực sự là một nhà tù được bao quanh bằng các bức tường đá… «Luật lệ của chúng tôi là không cho người nhà vào thăm, dù đó là mẹ đẻ». — Người gác cổng bảo tôi. Tôi gọi người bác sĩ trực, nhưng hắn trả lời tôi giống như vậy «Thưa bà, hắn nói, — việc người thân đến thăm bệnh nhân bao giờ cùng làm cho tình trạng tâm thần của họ bị xáo động và xấu đi. Tôi chỉ có thể báo cho bà biết rằng tình trạng của con gái bà đã khá hơn». Và hắn đóng cửa lại trước mắt tôi.
Читать дальше