I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ

Здесь есть возможность читать онлайн «I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Город: Hà Nội, Год выпуска: 1974, Издательство: NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG, Жанр: Фантастика и фэнтези, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.

Tinh Vân Tiên Nữ: краткое содержание, описание и аннотация

Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Tinh Vân Tiên Nữ»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.

Tinh Vân Tiên Nữ — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком

Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Tinh Vân Tiên Nữ», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.

Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

— Con cũng biết đấy, sự đơn điệu của các ấn tượng làm tinh thần mệt mỏi và trí tuệ cùn đi.

— Con chỉ không hiểu tại sao cấp đầu tiên trong bốn cấp lại mang tên cấp không. Cấp này cũng có một quá trình giáo dục và dạy học rất quan trọng cho trẻ em từ một đến bốn tuổi đấy chứ?

— Cái tên cũ không đạt nhưng chúng ta tránh thay đổi thuật ngữ đã quen dùng, nếu không phải là hết sức cần thiết. Điều đó bao giờ cũng làm hao phí năng lực của con người một cách vô trách nhiệm tránh cho nhân loại hao phí năng lực như thế.

— Nhưng chia thành các cấp. Mỗi cấp học và lưu trú ở một nơi riêng học sinh phải chuyển từ nơi này sang nơi khác thì cũng phí sức lắm chứ?

— Sự hao phí đó được bù gấp bội, vì nhờ sự tiếp thu trở nên sắc bén hơn, hiệu quả có ích của việc giảng dạy được nâng cao. Không làm như thế thì khả năng tiếp thu và hiệu quả tất nhiên phải giảm sút. Trong quá trình trưởng thành và giáo dục, các con trở thành con người khác hẳn lúc còn bé. Sự sống chung của các nhóm lứa tuổi khác nhau gây nên trở ngại cho việc giáo dục và làm cho học sinh trở nên nóng nảy. Chúng ta đã giảm sự khác biệt đến mức thấp bằng cách chia trẻ thành bốn nhóm tuổi, tuy vậy cũng chưa phải là hoàn hảo đâu.

Nhưng thôi mẹ con ta hãy bàn về những ước mơ và công việc của con đã. Mẹ sẽ có một buổi giảng bài cho tất cả các con, khi ấy có lẽ những vấn đề của con tự nó sẽ sáng tỏ.

Rê-a bắt dầu thổ lộ với mẹ những suy nghĩ thầm kín của mình. Lòng tin cậy cởi mở là đặc điểm của trẻ em kỷ nguyên Vành-khuyên, vì các em không bao giờ phải chịu đựng sự giễu cợt đáng bực hay sự thiếu thông cảm. Cô gái là hiện thân của tuổi trẻ chưa từng biết gì về cuộc sống, nhưng tâm hồn đã tràn ngập niềm mong đợi mơ mộng. Năm nay tròn mười bảy tuổi, cô sắp học xong bậc trung học phổ thông và bước vào thời kì ba năm lập những chiến công Héc-quyn, làm việc với người lớn. Hoàn thành xong những chiến công đó thì những ý tưởng và khả năng đã hình thành dứt khoát. Tiếp đó là hai năm học đại học khiến cô có quyền nhận một công tác độc lập trong ngành chuyên môn mình chọn. Trong cuộc đời trường thọ, con người có đủ thời gian trau dồi trình độ đại học và năm sáu nghề chuyên môn để thay đổi loại công việc. Nhưng việc chọn hoạt động đầu tiên và khó khăn nhất — tức là các chiến công Héc-quyn — có ảnh hưởng nhiều về sau này. Vì thế, những chiến công đó được lựa chọn sau khi đã cân nhắc cẩn thận và nhất thiết là phải có người khuyên bảo.

— Con đã tốt nghiệp về tâm lý rồi chứ?— Ép-đa chau mày, hỏi.

— Rồi ạ. Con được nhận từ hai mươi đến hai mươi tư trong tám nhóm đầu, mười tám và mười chín trong nhóm mười và nhóm mười ba thậm chí được mười bảy trong nhóm mười bảy! — Rê-a reo lên với vẻ tự hào.

— Giỏi lắm! — Ép-đa vui mừng — mọi con đường đã mở ra trước mắt con. Con không thay đổi ý kiếm về chiến công đầu tiên mà con chọn chứ?

— Không ạ. Con sẽ làm y tá trên đảo Lãng-quên rồi sau cả nhóm chúng con, nhóm những môn đệ của mẹ, sẽ làm việc tại bệnh viện tâm lý Giút-lan-đơ.

Ép-đa không tiếc lời bỡn cợt những học sinh sốt sắng với khoa tâm lý, nhưng Rê-a nài nỉ mẹ làm người hướng dẫn cho nhóm của cô, vì các bạn cũng đang phải lựa chọn những chiến công.

— Mẹ sẽ phải lưu lại đây cho đến hết kì nghỉ. Ép-đa bật cười; — còn Vê-đa sẽ làm gì?

Rê-a nhớ tới người cùng đi với mẹ.

— Cô ấy tốt thật — Rê-a nói mộ cách nghiêm chỉnh — và cũng xinh gần bằng mẹ!

— Xinh hơn nhiều!

— Không, con biết… Hoàn toàn không phải vì mẹ sinh ra con mà nói thế — Rê-a không chịu — có thể thoạt nhìn thì cô ấy xinh hơn. Nhưng mẹ có những sức mạnh nội tâm mà cô chưa có.

Con không nói rằng cô ấy không thể không có sức mạnh đó. Khi nào cô ấy có được những sức mạnh nội tâm như thế thì…

— Thì sẽ át hẳn mẹ con đi, như mặt trăng át hẳn ngôi sao chứ gì…

Rê-a lắc đầu.

— Cơ mà mẹ có đứng nguyên một chỗ đâu? Mẹ sẽ tiến xa hơn cô ấy đấy chứ.

Ép-đa vuốt mái tóc trơn nhẵn của con gái, nhìn khuôn mặt ngước về phía mình.

— Tán dương mãi chưa đủ ư con? Chúng ta sẽ bỏ phí mất thời gian…

Vê-đa Công bước nhẹ nhàng trên con đường hai bên trồng cây, đi sâu vào trong khu rừng phong là rộng, trĩu nặng hơi ẩm và đầy tiếng xào xạc. Những ảo ảnh đầu tiên của sương mù buổi chiều hôm vừa bốc lên từ đồng cỏ bên cạnh lập tức bị gió đánh tan. Vê-đa Công nghĩ tới sự yên tĩnh linh hoạt của thiên nhiên và nghĩ rằng địa điểm để xây dựng trường bao giờ cũng được lựa chọn khéo léo. Một khía cạnh quan trọng của sự giáo dục là phát triển tri giác sắc bén và cách tế nhị với thiên nhiên. Sự chú ý đối với thiên nhiên bị nhụt đi thì thực chất là sự phát triển của con người dừng lại, vì mất lí do mất thói quen quan sát, con người mất khả năng khái quát. Vê-đa nghĩ về kỹ năng dạy học, một khả năng quý báu nhất trong thời đại mà rút cuộc người ta đã hiểu rằng học vấn chỉ là giáo dục và hiểu rằng chỉ có như thế mới chuẩn bị được cho trẻ bước lên con đường khó khăn của con người. Cố nhiên, cơ sở của giáo dục là những khả năng bẩm sinh, nhưng những khả năng ấy có thể uổng phí nếu tâm hồn con người không được mài dũa tinh vi nhờ công sức của người thầy.

Nhà sử học thông thái hồi tưởng lại những ngày xa xưa, khi bản thân chị là một cô nữ sinh trường cấp ba, một con người chứa đầy chất mâu thuẫn, hồi hộp mong ước hy sinh thân mình, đồng thời xét đoán cả về thế giới chỉ theo ý riêng của mình, do thói trung tâm tự kỷ của tuổi trẻ lành mạnh. «Hồi ấy các thầy giáo đã giúp ta nhiều biết bao, trên đời này sự thực không có sự nghiệp nào cao quý hơn! «.

Người thầy nắm trong tay tương lai của học trò, bởi vì chỉ có sự nỗ lực của thầy giáo, con người mới vươn lên ngày một cao hơn và có sức mạnh hơn, bằng cách thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nhất là khắc phục chính bản thân mình, chế ngự thói tham lam tự ái và những cuồng vọng.

Vê-đa Công trở lại cái vịnh nhỏ có những thông viền xung quanh, nơi có những giọng nói trẻ trung đang vang đến tai chị, và lát sau, chị gặp một nhóm mười chú bé mặc tạp dề bằng vải dẻo đang hăm hở đẽo một khúc gỗ sồi dài. Họ đẽo bằng rìu, thứ dụng cụ phát minh ra từ thời đồ đá, khi nhân loại còn ở trong hang. Các nhà xây dựng trẻ tuổi lễ phép chào nhà sử học và giải thích rằng họ muốn bắt chước những nhân vật lịch sử, đóng một con tàu mà không cần đến cưa tự động và những máy lắp ráp. Con tàu dùng để đi đến di tích Các-ta-giơ, họ muốn thực hiện chuyến đi này trong thời gian nghỉ hè cùng với thầy dạy lịch sử, địa lý và lao động.

Читать дальше
Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

Похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ»

Представляем Вашему вниманию похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ» списком для выбора. Мы отобрали схожую по названию и смыслу литературу в надежде предоставить читателям больше вариантов отыскать новые, интересные, ещё непрочитанные произведения.


Отзывы о книге «Tinh Vân Tiên Nữ»

Обсуждение, отзывы о книге «Tinh Vân Tiên Nữ» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.

x