I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ
Здесь есть возможность читать онлайн «I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Город: Hà Nội, Год выпуска: 1974, Издательство: NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG, Жанр: Фантастика и фэнтези, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.
- Название:Tinh Vân Tiên Nữ
- Автор:
- Издательство:NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
- Жанр:
- Год:1974
- Город:Hà Nội
- ISBN:нет данных
- Рейтинг книги:3 / 5. Голосов: 1
-
Избранное:Добавить в избранное
- Отзывы:
-
Ваша оценка:
- 60
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Tinh Vân Tiên Nữ: краткое содержание, описание и аннотация
Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Tinh Vân Tiên Nữ»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.
Tinh Vân Tiên Nữ — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком
Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Tinh Vân Tiên Nữ», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.
Интервал:
Закладка:
Vê-đa Công kéo tay bạn, nấp vào mảnh tường nhô ra.
— Đấy là cái mới! Cái mới trong lĩnh vực mà Ren Bô-dơ của chị đã nói đến trên bờ biển.
— Nhà trường bao giờ cũng cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, thường xuyên gạt bỏ cái cũ. Nếu thế hệ mới cứ nhai lại những khái niệm cũ thì chúng ta làm thế nào đảm bảo được tiến bộ nhanh chóng? Ngay hiện nay chúng ta vẫn còn mất khối thì giờ vào việc truyền kiến thức cho trẻ em đấy thôi. Phải qua hàng chục năm, trẻ mới trở thành người đầy đủ học vấn, đủ sức làm những công việc vĩ đại. Nhịp mạch đó của các thế hệ khiến ta một bước thì lại lùi chín phần mười bước, chờ cho lớp người thay thế lớn lên và được đào tạo đến nơi đến chốn. Đó là một quy luật sinh học nặng nề nhất đối với con người: quy luật tử vong và tái sinh. Nhiều điều chúng ta học được trong lĩnh vực toán học, sinh vật học, vật lý đã trở nên lỗi thời. Nhưng môn sử của chị lại khác: bộ môn này già chậm hơn, vì bản thân nó đã vốn rất già.
Họ ngó vào một phòng khác, cô giáo đứng quay lưng về phía họ và học sinh đang mải mê nghe giảng không hề nhận thấy gì. Ở đây có những học sinh trai và học sinh gái cao lớn, vào lứa tuổi mười bảy, những cặp má đỏ hồng của học sinh cho thấy họ bị thu hút vào bài học như thế nào.
— Loài người đã trải qua những thử thách hết sức vĩ đại — giọng cô giáo vang lên đầy vẻ xúc động — cho đến giờ điều chủ yếu trong sử học trong nhà trường là nghiên cứu những sai lầm lịch sử của nhân loại và hậu quả của những sai lầm đó. Chúng ta đã vượt qua trình tạp phức tạp hóa sự chịu đựng của cuộc sống và của những vật dụng thường ngày để đạt tới sự đơn giản cao nhất. Sự phức tạp hóa sinh hoạt đôi khi làm đời sống tinh thần trở nên thô kệch.
Không được cái gì thà rằng buộc con người, vì nhũng cảm xúc và cảm quan của con người trở nên tinh tế và phức tạp hơn nhiều trong đời sống giản dị. Tất cả những gì phục vụ đời sống hàng ngày cũng được các trí tuệ ưu tú suy nghĩ kỹ lường như những vấn đề quan trọng nhất của khoa học, chúng ta nói theo con đường tiến hóa chung của thế giới động vật nhằm giải phóng sự chú ý bằng cách tự động hóa các động rác, phát triển phản xạ trong đời hoạt động của hệ thần kinh cơ thể. Việc tự động hóa các lượng lượng sản xuất xã hội tại nên một hệ thống điều khiển tương tự bằng phản xạ trong sản xuất kinh tế và khiến nhiều người có điều kiện tập trung vào công việc cơ bản của con người là nghiên cứu khoa học. Chúng ta được thiên nhiên phú cho bộ não nghiên cứu to lớn tuy rằng thoạt đầu, bộ não ấy chỉ lo tìm kiếm cái ăn và nghiên cứu tính chất ăn được của chúng.
— Hay lắm! — Ép-đa Nan thì thầm và chị liền thấy con gái mình.
Không hề ngờ vực gì cả, cô gái trầm ngâm nhìn mặt ô kính cửa gợn sóng, loại kính không để cho học sinh nhìn thấy gì ở ngoài lớp học.
Vê-đa Công tò mò so sánh hai mẹ con. Tóc cô gái cũng dài, chẳng phải như tóc mẹ, buộc một sợi chỉ màu thanh niên và bắt thành hai vòng lớn, cũng hình trái xoan thu hẹp ở phía dưới còn ở phái trên thì vầng trán quá rộng và đôi lưỡng quyền nhô cao dưới thái dương làm cho khuôn mặt có một vẻ gì quá trẻ thơ. Chiếc áo trắng ngần như tuyết bằng len nhân tạo càng làm nổi bật làn da tái nhợt và màu đen sẫm của đôi mắt, lông mày và lông mi. Chuỗi hạt đeo cổ bằng san hô đỏ rất hợp với vẻ ngoài hết sức đặc sắc của cô gái.
Con gái Ép-đa Nan cũng mặc chiếc quần rộng và cộc chưa đến đầu gối, như mọi học sinh trong lớp chỉ khác cái là các đường may phía bên có viền đỏ.
— Kiểu trang sức Anh-điêng — Ép-đa nói khẽ trả lời nụ cười dò hỏi của bạn.
Ép-đa và Vê-da vừa kịp lùi vào hành lang thì cô giáo cũng rời lớp học. Mấy trò vội chạy theo trong đó có con gái của Ép-đa. Đột nhiên cô gái đứng ngây khi thấy mẹ: mẹ là niềm tự hào của cô và là tấm gương để cô luôn noi theo. Ép-đa không biết rằng trong trường có nhóm người tôn sùng chị và quyết tâm khi ra đời sẽ đi theo con đường của Ép-đa nổi tiếng.
— Mẹ!— con gái thì thào, đưa cặp mắt thẹn thò nhìn người cùng đi với mẹ, và áp sát vào người mẹ.
Giáo viên dừng lại và đến gần họ.
— Tôi phải báo cho hội đồng nhà trường biết mới được — cô giáo nói, không kể cho đến cử chỉ phản đối của Ép-đa — nhân dịp đến đây, chúng tôi sẽ khai thác được một điều gì có lợi…
— Đây mới là người mà nhà trường có thể khai thác được nhiều điều có lợi nhất này — Ép-đa giới thiệu về Vê-đa Công.
Cô giáo dạy sử đỏ mặt và trở nên rất trẻ.
— Rất tuyệt! — cô cố gắng giữ giọng thản nhiên— nhà trường sắp làm lễ mãn khóa cho các lớp cao nhất. Lời khuyên bảo trước khi bước vào đời của Ép-đa Nan kết hợp với bản trình bày tổng quát về nền văn hóa và các chủng tộc cổ do Vê-da Công thuyết trình, đó là điều rất tốt cho thanh niên của chúng ta! Phải thế không, Rê-a?
Cô con gái Ép-đa vỗ tay. Cô giáo chạy vụt vào dãy phòng hành chính đặt ở một tòa nhà phụ dài và thẳng, nom cô chạy nhẹ nhàng như một vận động viên thể dục.
— Rê-a, con sẽ nghỉ buổi lao động và mẹ con ta sẽ dạo chơi trong vườn chứ? — Ép-đa hỏi con gái — mẹ không kịp đến thăm con một lần nữa trước khi con chọn các chiến công. Lần trước chúng ta chưa quyết định dứt khoát…
Rê-a lẳng lặng cầm tay mẹ. Ở mỗi cấp học, việc học tập và lao động được bố trí xen kẽ giờ học sắp tới là một trong những giờ học mà Rê-a thích nhất: đánh bóng các kính quang học.
Nhưng còn có gì thích thú và quan trọng hơn việc được mẹ đến thăm kia chứ?
Vê-đa đi về phía cái trạm quan sát thiên văn nhỏ bé ở đằng xa, để cho hai mẹ con ở lại với nhau.
Như đứa trẻ thơ, Rê-a níu lấy cánh tay khỏe mạnh của mẹ, trầm ngâm suy nghĩ.
— Thằng bé Cai của con đâu? — Ép-đa hỏi và cô gái buồn rầu ra mặt.
Cai là học trò của cô. Học sinh các lớp cao nhất thường đến thăm các trường cấp một cấp hai gần trường mình để theo dõi việc học tập và giáo dục những em mà họ chọn để đỡ đầu.
Khi việc giáo dục được tổ chức cẩn thận, sự giúp đỡ như thế cho các giáo viên là cần thiết.
— Cai đã lên cấp hai và đến một nơi cách xa đây. Con rất tiếc… Tại sao cứ bốn năm một lần khi chuyển cấp, chúng con phải rời xa nơi này sang nơi khác ở.
Читать дальшеИнтервал:
Закладка:
Похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ»
Представляем Вашему вниманию похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ» списком для выбора. Мы отобрали схожую по названию и смыслу литературу в надежде предоставить читателям больше вариантов отыскать новые, интересные, ещё непрочитанные произведения.
Обсуждение, отзывы о книге «Tinh Vân Tiên Nữ» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.