I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ

Здесь есть возможность читать онлайн «I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Город: Hà Nội, Год выпуска: 1974, Издательство: NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG, Жанр: Фантастика и фэнтези, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.

Tinh Vân Tiên Nữ: краткое содержание, описание и аннотация

Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Tinh Vân Tiên Nữ»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.

Tinh Vân Tiên Nữ — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком

Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Tinh Vân Tiên Nữ», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.

Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

Từ lúc nhỏ tuổi, các em đã dược học triết học biện chứng mà thuở xưa, trong các sách bí mật thời thượng cổ, người ta gọi là «bí mật của sự phản đối». Người ta cho rằng chỉ những người có sức mạnh trí tuệ và đạo đức cao cả mới sử dụng dược uy lực của nó bây giờ, ngay từ thuở thiếu niên các em đã hiểu thế giới qua các định luật biện chứng, và sức mạnh mãnh liệt của phép biện chứng phục vụ cho mọi người chúng ta. Các em bước vào đời trong một xã hội được tổ chức hoàn hảo, được tạo nên qua nhiều thế hệ của hàng tỷ người lao động và chiến sĩ vô danh đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp nhất. Đã có năm trăm thế hệ nối tiếp nhau, kể từ lúc hình thành nhưng xã hội phân công lao động đầu tiên. Trong thời gian ấy các chủng tộc khác nhau đã pha trộn với nhau. Mỗi dân tộc đều để lại trong mỗi người chúng ta một giọt máu, đấy là nói theo ngôn ngữ xưa, hay là để lại những cơ chế di truyền, nếu nói theo ngôn ngữ thời nay của chúng ta, một công việc hết sức lớn lao đã được hoàn thành để gột rửa tính di truyền, là cho thoát khỏi những hậu quả của việc sử dụng các tia phóng xạ một cách thiếu thận trọng và loại trừ được những bệnh phổ biến trước kia đã xâm nhập vào cơ chế của nó.

Giáo dục con người mới là một việc tinh vi đòi hỏi phải có sự phân tích cá thể và phải có cách đối xử rất thận trọng, đã vĩnh viễn qua rồi cái thời mà xã hội bằng lòng với những con người được giáo dục cẩu thả, gặp chăng hay chớ, còn những khuyết tật của họ đỗ lỗi do di truyền, do bản tính bẩm sinh của con người. Bây giờ, mỗi người kém giáo dục là một sự trách móc đối với toàn thể xã hội, là một sự sai lầm nghiêm trọng của một tập thể lớn.

Nhưng các em, những người chưa thoát khỏi trung tâm tự kỷ của lứa tuổi và chưa thoát khỏi dự đánh giá cao «cái tôi» của mình, các em nên biết rõ những gì thuộc về chính bản thân các em, và trong chừng mực nào chính các em là người sáng tạo ra tự do và hứng thú của đời mình, quyền lựa chọn đường đi cả các em rất rộng rãi nhưng dự tự do lựa chọn ấy cũng gắn liền với trách nhiệm đầy đủ về sự lựa chọn mà đã lâu không còn những kẻ vô văn hóa mơ ước trở về với thiên nhiên hoang dại, mơ ước cái tự do của những xã hội và những quan hệ nguyên thủy.

Nhân loại bao gồm những khối người rất đông đảo đang đứng trước một sự lựa chọn thực tế: hoặc là tự nguyện phục tùng kỹ luật xã hội, chịu sự giáo dục và dạy dỗ lâu dài, hoặc là diệt vong, không còn con đường nào khác để tồn tại trên hành tinh của chúng ta, tuy rằng bản chất của hành tinh chúng ta khá hào hiệp. Đã từng có những nhà triết học đáng buồn mơ ước lùi lại trở lại thiên nhiên nguyên thủy. Họ là những người không hiểu và không yêu thiên nhiên thực sự, nếu không thì họ đã biết thói tàn nhẫn của nó và biết rằng nó tất phải tiêu diệt tất cả những gì không tuân theo các quy luật của nó.

Con người của xã hội mới không thể nào không bắt những ước muốn, ý chí, tư tưởng của mình đi vào khuôn khổ kỉ luật. Bây giờ đối với mỗi người chúng ta, con đường đi của sự giáo dục trí tuệ và ý chí cũng có tính chất bắt buộc như sự rèn luyện cơ thể. Việc nghiên cứu và xã hội, nghiên cứu nền kinh tế xã hội đã đem lại sự hiểu viết thấu đáo hay thay thế cho nguyện vọng cá nhân. Khi ta nói» tôi muốn» thì ta hiểu câu đó có nghĩa là «tôi biết điều đó có thể làm được».

Từ hàng nghìn năm trước, người cổ Hy-lạp đã nói câu: «mê-tơ-rôn-a-ri-tôn» có nghĩa là «điều cao cả nhất là sự chừng mực». Giờ đây chúng ta vẫn tiếp tục nói rằng cơ sở của trình độ văn hóa là ý thức chừng mực trọn tất cả mọi việc.

Trình độ văn hóa tăng lên khi lòng ham muốn chiếm hữu giảm đi, vì đó là sự ham muốn một thứ hạnh phúc thô thiển, là thói ham muốn có thêm nhiều vật sở hữu, thứ hạnh phúc này mau chóng tàn lụi và để lại một cảm giác không thỏa mãn bực vội.

Chúng tôi truyền dạy cho các em thứ hạnh phúc lớn lao hơn: hạnh phúc của sự quên mình, hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác, niềm sung sướng thực sự trong công việc, đó là thứ tình cảm khiến tâm hồn rực lên ngọn lửa nhiệt tình. Chúng tôi giúp các em thoát khỏi uy quyền của thèm muốn lặt vặt và những vật dụng lặt vặt giúp các em đưa niềm vui và nỗi buồn của mình vào một lãnh vực cao nhất: hoạt động sáng tạo.

Sự chăm lo rèn luyện thể lực, cách sống trong sạch, đúng mức của hàng chục thế hệ đã giải thoát cho các em khỏi một kẻ thù thứ ba của tâm lý con người: sự dửng dưng do tâm hồn trống rỗng và lười phát sinh ra. Các em bước vào thế giới, bắt đầu gánh vác công việc với nghị lực tràn trề một trạng thái tâm lý cân bằng, lành mạnh trong phần thiện nhiều hơn phần ác, do mối tương quan tự nhiên của các cảm xúc. Các em các tốt đẹp hơn vì toàn thể xã hội cũng trở nên tốt đẹp hơn, vì ở đây có sự phụ thuộc lẫn nhau. Với tư cách là thành viên của xã hội, các em sẽ tạo nên một môi trường tinh thần cao cả và xã hội cũng sẽ làm cho các em trở nên cao cả hơn. Hoàn cảnh xã hội là nhân tố quan trọng nhất đối với việc giáo dục và dạy dỗ con người. Hiện nay, con người được giáo dục và dạy dỗ suốt đời, và xã hội mau tiến lẹ.

Ép-đa Nan ngừng lời, vuốt tóc bằng một điệu bộ giống như điệu bộ của Rê-a (từ đầu đến giờ, con gái chị vẫn ngồi nhìn chị không dứt). Đoạn, chị lại nói: — Hồi xưa, người ta gọi sự ham muốn nhận thức hiện thực của thế giới mơ ước. Các em sẽ mơ ước. Các em sẽ mơ ước suốt đời và sẽ vui sướng trong việc nhận thúc trong sự vận động, trong đấu tranh và lao động. Đừng bận tâm đến những lúc suy sút tinh thần sau những chuyến bay bổng của tâm hồn, vì lúc ấy cũng là những xoay chuyển hợp quy luật của sự vận động theo đường xoắn ốc, giống như trong toàn bộ phần vật chất còn lại. Hiện thực tự do vốn là khắc nghiệt, nhưng kỷ luật giáo dục và học tập đã chuẩn bị cho các em đón nhận hiện thực đó. Vì thế, với tư cách là người có ý thức trách nhiệm, các em được quyền tha hồ thay đổi hoạt động, mà đó cũng chính là hạnh phúc cá nhân. Những mơ ước về cuộc sống an nhàn không hoạt động đã bị lịch sử bác bỏ, vì nó trái ngược với bản chất của con người chiến sĩ.

Mỗi thời đại bao giờ cũng có những khó khăn riêng của mình, nhưng sự đi lên không ngừng và mau lẹ nhanh đạt tới trình độ cao hơn về kiến thức và tình cảm, về khoa học và nghệ thuật đã trở thành hạnh phúc của nhân loại.

Читать дальше
Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

Похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ»

Представляем Вашему вниманию похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ» списком для выбора. Мы отобрали схожую по названию и смыслу литературу в надежде предоставить читателям больше вариантов отыскать новые, интересные, ещё непрочитанные произведения.


Отзывы о книге «Tinh Vân Tiên Nữ»

Обсуждение, отзывы о книге «Tinh Vân Tiên Nữ» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.

x