Võ Quảng - Quê nội

Здесь есть возможность читать онлайн «Võ Quảng - Quê nội» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Год выпуска: 2011, Издательство: Nguyễn Kim Vỹ - nguyenkimvy@gmail.com, Жанр: Детская проза, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.

  • Название:
    Quê nội
  • Автор:
  • Издательство:
    Nguyễn Kim Vỹ - nguyenkimvy@gmail.com
  • Жанр:
  • Год:
    2011
  • ISBN:
    нет данных
  • Рейтинг книги:
    3 / 5. Голосов: 1
  • Избранное:
    Добавить в избранное
  • Отзывы:
  • Ваша оценка:
    • 60
    • 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5

Quê nội: краткое содержание, описание и аннотация

Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Quê nội»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.

"Quê nội" là một truyện dài của nhà văn Võ Quảng, được xuất bản năm 1974 (có nguồn cho rằng 1973).

Quê nội — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком

Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Quê nội», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.

Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

- Anh Bốn Linh, có trứng tằm của anh đây!

Nếu không mua, ông Trùm Khéo quả quyết:

- Không mua thì mất trúng!

Ông biết mặt hết bọn trẻ con. Gặp tôi ông gọi:

- Nè Cục. Ông coi bộ giò mày cao, chắc là chạy giỏi. Chạy mau về hỏi cha mày có mua trứng nòi của ông Trùm không? Nhớ nói trứng của ông Trùm lần này tốt dữ lắm!

Ngày bắt kén, ông đến sớm lo hạ bủa, lo dọn dẹp cùng mọi người, có ý kiến trong mọi vấn đề, luôn luôn đứng về phía chủ tằm, phân tích tất cả những cái tốt của lứa kén cho người mua thấy. Ông cầm một cái kén vừa vê vừa nói với lái kén:

- Các vị hãy xem! Những cái kén trong này còn cứng hơn hòn sỏi. Các ngài bỏ nó vào cối đá, lấy chày đâm mạnh nó vẫn không móp cho mà xem. Kén tốt ắt có nhiều tơ. Kén nhiều tơ sẽ có lợi cho các vị thế nào, cái đó các vị biết rõ.

Vừa gặp thằng Cù Lao, ông Trùm Khéo đã nhớ ngay tên nó. Ông sai nó đun nước để ông thử kén xem kén có bị tan hay không. Thằng Cù Lao chạy như bay. Ông Trùm Khéo nhặt ở mỗi nong sáu bảy cái kén. Ông bỏ kén vào niêu nước sôi lấy đũa đập đập, gỡ vỏ kén, bắt những sợi tơ móc lên xa, quát to:

- Cù Lao! Quay xa mau lên!

Thằng Cù Lao quay xa, tiếng xa cót két, kén trong nồi nhảy nhót lao xao.

Được một lúc, kén mỏng dần, dến lúc chỉ còn những con tằm trắng rơi xuống đáy niêu. Ông Trùm xếp ra quay, mở cuộn tơ, móc lên cổ cho thằng Cù Lao. Chợt ông nhìn nó chăm chăm, chép miệng hỏi:

- Mày ăn chi mà hoá đen thui vậy?

Chú Năm Mùi cho biết nó ở ngoài cù lao Chàm mới về.

Ông Trùm Khéo trở lại vui vẻ:

- Về đây là hết sức phải. Về đây làm tằm. Vì đã là dân xứ này thì không thể không làm tằm. Nghề nông và nghề tằm là căn bổn, "nông tang vi bổn" như thánh đã dạy. Mọi người dân không biết làm tằm đó là người ngoại quốc đâu đâu, chớ không phải người Việt Nam ta!

Ông Trùm Khéo quay sang chú Năm Mùi:

- Xứ này có giàu sang cũng nhờ tôi cả. Tôi đã chọn những kén giống tốt ở khắp các ngõ nguồn đưa về đây làm giàu cho thiên hạ. Có trứng rồng mới nở ra rồng. Cách mạng lên rồi, nhất định Uỷ ban sẽ cử tôi làm uỷ viên nuôi tằm. Tôi mà lãnh chức uỷ viên thì tất cả người dân xứ ni đều được nuôi tằm, đều được ăn sung mặc sướng, ăn toàn thịt cá, mặc toàn tơ lụa!

Chú Năm Mùi hỏi to như muốn mọi người đều nghe:

- Ông Trùm vừa nói xứ này có giàu sang là nhờ có ông Trùm. Đáng lí ra họ phải cảm ơn, nhưng ông Trùm lại bị đàn bà xứ này vác gậy đuổi chạy?

Ông Trùm Khéo cười xoà:

- Bà Hường làng này thua tằm, không phải vì giống của tôi xấu. Đó là vì tằm ăn dâu non. Bà thua tằm, bà nổi tam bành bà lên. Hễ đàn bà nổi tam bành, mình là bậc trượng phu, bỏ chạy là thượng sách!

Chương 10

Đằng nhà chị Bốn Linh mãi suốt ngày hôm sau việc dọn dẹp vẫn chưa xong. Giường ghế phải đưa vào, nồi lửa phải chồng lên, đòn nẹp phải bó lại, nong nia phải giặt đập. Suốt buổi sáng, tiếng chổi tre cứ roặc roặc, tiếng cọ xát cứ lạc xạc. Thằng Cù Lao dọn dẹp luôn tay, giống như một trai nuôi tằm loại giỏi. Ăn cơm tối xong, chị Bốn còn phải hạ giỏ bắt số kén đuôi. Chung quanh xóm đã tắt đèn. Tôi và thằng Cù Lao nằm trên phản thiu thiu ngủ. Chợt có tiếng chân bước. Anh Bốn Linh về.

Vừa bước vào nhà, anh Bốn vội thanh minh:

- Chà, việc của tôi cứ búi xòm xòm!

Chị Bốn hỏi:

- Việc chi mà búi dữ rứa?

- Cũng là việc quốc gia chi sự.

Chị Bốn bước nhanh vào bếp:

- Ở nhà cúng buồng, đợi anh Bốn đó. Xôi để phần đây.

Tiếng anh Bốn vui lên:

- Chớ tằm tơ ra sao? May quá! Tằm lớn không bị lụt. Mùa này ông trời ác lắm, tôi cứ lo lo.

Chị Bốn khoe:

- Này anh Bốn! Trừ các khoản chi phí, lứa tằm này mình hốt được...

Tiếng chị Bốn nhỏ lại. Tiếng anh Bốn to lên:

- Khá quá hè!

Tiếng chị Bốn thiết tha:

- Tôi mua một súc thao, định may mỗi đứa một cái áo. Anh thích bận quần thao, may luôn cái quần cho đủ bộ. Tôi còn mua con lợn để nuôi.

Tôi mở mắt nhìn. Anh Bốn ngồi nhai xôi như không nghe những gì chị Bốn nói. Đáng lí ra, anh phải vồ vập. Sau bao nhiêu thành tích đem lại cho gia đình, anh Bốn phải khen vợ vài câu. Đằng này anh cứ ấm ứ cho qua chuyện.

Chị Bốn nghi anh Bốn vừa thua vật:

- Từ rày chớ có đi đánh đá nữa. Có ngày mất mạng đó!

Anh Bốn như vừa chợt tỉnh:

- Cái gì?

- Vật thua chớ gì?

- Bậy nà!

Anh Bốn xén một cục xôi bỏ vào mồm, quay đầu đũa vạch vạch mấy cái xuống bàn như đang trù tính một việc gì phức tạp.

Có tiếng anh Bốn hỏi chị Bốn:

- Mình về bên nhà, có thấy Phó Xáng ở trên đó không?

Tôi biết chị Bốn đi hái dâu có hôm tranh thủ ghé về thăm cha mẹ ở xã bên. Chị Bốn vốn người trên đó.

Tiếng chị Bốn rành mạch:

- Gặp luôn. Nhà họ ở sát bên nhà mình. Họ hiền lành lắm, tốt lắm!

- Cha mẹ hiền lành, nhưng đẻ con ra là đồ tinh, đồ yêu đó. Tôi nói việc bí mật cho mình biết. Thằng phán Ninh con Phó Xáng là thằng mật thám. Nè, phải kín mồm kín miệng đó!

- Uý! Nó giác ngộ lắm! Hôm cướp chính quyền nó diễn thuyết. Nó nói thời cơ đã đến, một ngày mới đã lên, không còn bị xâm lược chặt đầu lột da, không còn bọn vua quan xẻ thịt...

- Nó làm vậy để che mắt thiên hạ. Ở trên vừa cho biết nó là mật thám.

- Thế nó là lính ma tà hả?

- Trước đây nó ở Đà Nẵng làm việc chạy giấy chạy tờ cho toà thị chánh, nhưng lại bí mật làm chỉ điểm ma tà. Vừa rồi trinh sát của ta tóm được nhiều hồ sơ của mật thám bỏ lại, trong đó có nhiều báo cáo về cơ sở cách mạng của ta. Kẻ báo cáo ký tên là YA. Vậy YA là ai? Thì ra đó là phán Ninh. Anh Sáu có cho tôi xem những giấy tờ đó. Nói cho mà biết, phải có ý tứ khi về trên nhà! Phải giữ thật bí mật, nghe!

Anh Bốn chậm lại:

- Hiện nay Pháp đang đánh ta ở Nam Bộ. Bọn tay sai muốn rục rịch. Tìm không thấy nó ở Đà Nẵng. Hôm cướp chính quyền nó ở đây. Sau không thấy đâu cả. Nay đường sá ta đang kiểm soát, phán Ninh chưa dám đi xa. Cấp trên bảo phải theo dõi những nơi có họ hàng thân thích với nó. Ông Hoạt ở ngoài vạn là cậu nó đó. Phải theo rất sát.

Anh Bốn thì thầm đang hỏi chị Bốn chuyện gì đó. Tiếng chị Bốn to lên:

- Hai đứa ngủ lâu rồi, có la làng chúng cũng không biết được.

Tôi nằm nghe hết câu chuyện của anh Bốn Linh kể. Giọng nói của anh Bốn có gì khác khác cứ làm tôi muốn nghe. Anh Bốn càng nói nhỏ, tôi càng vểnh tai cố nghe cho được. Khi chị Bốn nói đến ma tà tôi càng chú ý. Tôi vốn sợ ma. Tôi tưởng tượng bọn ma tà mặt mày dữ tợn, hay ngồi rình ở chuồng heo, xó bếp. Nghe được câu chuyện của anh Bốn, tôi như chộp được một cái gì đáng sợ. Cái đó trong tôi cứ nhảy nhót. Tôi cố chịu đựng được hai ngày. Đến ngày thứ ba tôi chạy gọi thằng Cù Lao. Tôi hỏi nó:

Читать дальше
Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать
Отзывы о книге «Quê nội»

Обсуждение, отзывы о книге «Quê nội» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.

x