I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ
Здесь есть возможность читать онлайн «I-van Ê-phơ-rê-mốp - Tinh Vân Tiên Nữ» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Город: Hà Nội, Год выпуска: 1974, Издательство: NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG, Жанр: Фантастика и фэнтези, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.
- Название:Tinh Vân Tiên Nữ
- Автор:
- Издательство:NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
- Жанр:
- Год:1974
- Город:Hà Nội
- ISBN:нет данных
- Рейтинг книги:3 / 5. Голосов: 1
-
Избранное:Добавить в избранное
- Отзывы:
-
Ваша оценка:
- 60
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Tinh Vân Tiên Nữ: краткое содержание, описание и аннотация
Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Tinh Vân Tiên Nữ»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.
Tinh Vân Tiên Nữ — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком
Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Tinh Vân Tiên Nữ», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.
Интервал:
Закладка:
Các-tơ Xan nói tiếp: — Còn tôi mong muốn làm được như thế này: thu thập những hạt thuần giống của cái đẹp chân chính trong những tình cảm, hình thức, màu sắc ở rải rác trong những con người riêng biệt và kết hợp thành một hình tượng duy nhất. Khôi phục những mẫu cổ biểu hiện cái đẹp cao nhất của mỗi chủng tộc đời xưa, những chủng tộc đã hòa nhập với nhau tạo thành nhân loại ngày nay. Chẳng hạn, «Người con gái của Gôn-đơ-va-na» là sự thống nhất với thiên nhiên, là sự hiểu biết theo tiềm thức về mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng, là toàn bộ những tình cảm và cảm giác còn nhiễm đầy bản năng.
«Con gái của Tê-tít hay của Địa-trung-hải» là những tình cảm phát triển mạnh, vừa rộng lớn vừa táo bạo và muôn hình muôn vẻ. Đây là mức độ khác của sự hòa hợp với thiên nhiên qua cảm xúc, chứ không phải qua bản năng. Đấy là sức mạnh của Ê-rốt [55] Thần ái tình (thần thoại Hy-lạp) — ND
, tôi hình dung cô gái ấy như thế. Những nền văn hóa cổ đại Địa-trung-hải — của dân tộc Cờ-rét, dân tộc Ê-tơ- ruýt, dân tộc Hy-lạp, dân tộc Anh-điêng nguyên thủy — đã sản sinh ra hình tượng con người duy nhất có thể sáng tạo ra nền văn hóa bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ. Tôi thật may mắn vì đã tìm được Tsa-ra: ngẫu nhiên chị lại là mẫu hình đúc kết được những đặc điểm của dân tộc Hy-lạp đảo Cờ-rét và của các dân tộc Trung-Á vào thời kỳ muộn hơn.
Vê-đa mỉm cười vì sự phỏng đoán của mình đúng, còn Đa-rơ Vê-te thì thầm vào tai chị là khó tìm được hình mẫu nào hay hơn.
— Nếu như tác phẩm «Con gái Địa-trung-hải» của tôi thành công thì tất phải thực hiện phần thứ ba của dự định: một người phụ nữ phương Bắc, tóc vàng ánh hay hung lợt, thân hình cao, có vẻ hơi chậm chạp, mắt trong trẻo và bình tĩnh đang chăm chú nhìn vào thế giới, nom chị giống như những phụ nữ thời cổ của dân tộc Nga, dân tộc Xcăng-đi-na-vơ hay dân tộc Anh. Nhưng sau đó, tôi sẽ có thể bắt tay vào việc tổng hợp: tạo nên hình tượng người phụ nữ thời nay, trong đó tôi sẽ lấy những nét ưu mỹ nhất của ba vị tổ tiên ấy.
— Tại sao lại chỉ «con gái», chứ không phải «con trai»?
— Cần gì phải giải thích rằng theo các định luật sinh lý học thì ở phụ nữ, cái đẹp bao giờ cũng hoàn mỹ hơn, tinh tế hơn… — họa sĩ chau mày.
— Khi nào anh vẽ bức tranh thứ ba thì nên chú ý đến Vê-đa Công — Ép-đa Nan nói — Không thể nào…
Họa sĩ đứng phắt dậy.
— Chị tưởng tôi không nhìn thấy chắc! Tôi đang đấu tranh với bản thân để hình ảnh ấy đừng xâm nhập vào tâm hồn tôi trong lúc này, khi một hình ảnh khác đang choán hết tâm trí tôi. Nhưng Vê-đa…
— Vê-đa đang mơ ước về âm nhạc — Chị hơi đỏ mặt — Tiếc rằng ở đây chỉ có chiếc dương cầm mặt trời, ban đêm thì nó câm tiếng!
— Nó là một hệ thống bán dẫn dùng ánh sáng mặt trời phải không? — Ren Bô-dơ nghiêng mình qua ghế bành hỏi — Nếu vậy, thì tôi có thể sửa lại cho nó dùng được dòng điện của máy thu.
— Có mất nhiều thời giờ không?
— Chừng một tiếng.
Thế thì thôi. Một giờ nữa sẽ bắt đầu buổi truyền tin trong mạng thông tin toàn thế giới.
Chúng tôi mải làm việc đến nỗi hai tối không có ai mở máy thu.
— Thế thì chị hát đi, Vê-đa — Đa-rơ Vê-te yêu cầu. Các-tơ Xan có cây đàn vĩnh cửu với những dây đàn từ thời «Những thế kỷ tối tăm của xã hội phong kiến».
— Đàn ghi-ta — Tsa-ra Nan-đi nhắc.
— Ai sẽ đệm đàn?… Để tôi thử xem, có thể tôi đánh được cũng nên.
— Tôi biết chơi loại đàn ấy — Tsa-ra tình nguyện chạy về xưởng lấy cây đàn.
— Ta cùng đi! — Phơ-rít Đôn đề nghị.
Tsa-ra hất mái tóc đen lên vẻ nghịch ngợm. Séc-lít quay cái tay gạt, điều khiển cho mang tường bên cửa hiên xê dịch đi, vì thế có thể nhìn rõ suốt dải bờ biển chạy về góc phía Đông vịnh. Phơ-rít Đôn phóng vun vút, nhảy những bước dài. Tsa-ra chạy, ngửa đầu ra sau. Chẳng bao lâu cô gái đã bị bỏ rơi, nhưng rồi cả hai cùng đến xưởng một lúc, biến vào cái lối đi tối om. Lát sau họ lại chạy dọc bờ biển, dưới ánh trăng, không ai chịu thua ai, đua nhau chạy thật nhanh. Phơ-rít Đôn đến hiên trước, nhưng Tsa-ra nhảy qua cánh cửa mở ở mé bên và vào luôn trong phòng.
Vê-đa giơ hai tay lên với vẻ khâm phục.
— Phơ-rit Đôn là nhà quán quân về cuộc thi mười môn mùa xuân kia mà!
— Còn Tsa-ra Nan-đi đã tốt nghiệp trường vũ cao cấp. Chị học hết cả hai bậc: vũ cổ điển và vũ hiện đại — Các-tơ Xan đáp lại, bắt chước kiểu nói của Vê-đa.
— Tôi với Vê-đa đã học vũ, nhưng chỉ hết bậc sơ cấp — Ép-đa Nan thở dài.
— Bây giờ thì ai chả học qua vũ sơ cấp — họa sĩ trêu chọc.
Tsa-ra bật dây đàn một cách chậm chạp, hếch cao cái cằm nhỏ đầy vẻ cương quyết. Giọng hát cao vút của chị vừa đượm buồn, vừa như chào mời. Chị hát một bài ca mới về niềm mơ ước không thành sự thật, bài ca từ một vùng phương Nam vừa truyền tới. Cái giọng trầm của Vê-đa hòa vào khúc điệu và trở thành tia hy vọng mà lời ca của Tsa-ra quấn quýt xung quanh mà lặng dần đi. Bản song ca thực là tuyệt diệu: hai người hát là hai thái cực trái ngược, nhưng lại bổ sung cho nhau một cách hài hòa. Đa-rơ Vê-te hết đưa mắt nhìn người này lại nhìn người kia và không thể quyết định là bài hát làm tôn vẻ đẹp của ai nhiều hơn: Vê-đa đứng chống khuỷu tay vào bàn điều khiển máy thu, đầu cúi xuống dưới sức nặng của hai bím tóc màu sáng, loáng bạc dưới ánh trăng, hay Tsa-ra đang cúi về phía trước, cây đàn ghi-ta để trên hai đầu gối tròn trặn lộ trần ra, mặt bắt nắng sẫm màu đến nỗi trên gương mặt chị, răng và đôi lòng trắng mắt trong ngời lên sáng lạ lùng.
Tiếng hát ngưng bặt. Tsa-ra lưỡng lự lướt nhẹ tay lên dây đàn. Đa-rơ Vê-te nghiến răng.
Đấy chính là bài ca mà hồi xưa đã làm anh xa Vê-đa, giờ đây nó gây đau khổ cho cả chị.
Dây đàn bỗng bật dồn dập, rộ lên từng hồi, các hòa âm đuổi theo nhau và lặng dần đi, không hòa được vào nhau. Giai điệu ào lên từng đợt như những con sóng đổ vào bờ, tràn ngập bãi cát trong giây lát và lại theo nhau rút ra ngoài biển sâu thăm thẳm, đen ngòm. Tsa- ra không biết gì cả: giọng hát âm vang của chị truyền sức sống cho lời ca về mối tình bay vào những vực thẳm băng giá của không gian, từ ngôi sao này đến ngôi sao khác, cố tìm kiếm, cố hiểu và đoán xem giờ đây chàng trai đang ở đâu… Chàng trai đã đi vào vũ trụ để lập chiến công khoa học, chàng không bao giờ trở về nữa. Mặc lòng! Miễn là trong giây lát có thể biết được tình cảnh của chàng lúc này ra sao, có thể giúp đỡ chàng bằng một lời cầu nguyện, bằng một ý nghĩ âu yếm, bằng một lời chào mừng!
Читать дальшеИнтервал:
Закладка:
Похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ»
Представляем Вашему вниманию похожие книги на «Tinh Vân Tiên Nữ» списком для выбора. Мы отобрали схожую по названию и смыслу литературу в надежде предоставить читателям больше вариантов отыскать новые, интересные, ещё непрочитанные произведения.
Обсуждение, отзывы о книге «Tinh Vân Tiên Nữ» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.