Võ Quảng - Quê nội

Здесь есть возможность читать онлайн «Võ Quảng - Quê nội» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Год выпуска: 2011, Издательство: Nguyễn Kim Vỹ - nguyenkimvy@gmail.com, Жанр: Детская проза, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.

  • Название:
    Quê nội
  • Автор:
  • Издательство:
    Nguyễn Kim Vỹ - nguyenkimvy@gmail.com
  • Жанр:
  • Год:
    2011
  • ISBN:
    нет данных
  • Рейтинг книги:
    3 / 5. Голосов: 1
  • Избранное:
    Добавить в избранное
  • Отзывы:
  • Ваша оценка:
    • 60
    • 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5

Quê nội: краткое содержание, описание и аннотация

Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Quê nội»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.

"Quê nội" là một truyện dài của nhà văn Võ Quảng, được xuất bản năm 1974 (có nguồn cho rằng 1973).

Quê nội — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком

Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Quê nội», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.

Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

Thằng Cù Lao hỏi:

- Làm tằm là làm chi?

Chú Hai nói:

- Ở quê mình trồng dâu nuôi tằm nhiều lắm.

Lúc ra cù lao Chàm, chú chưa kể cho thằng Cù Lao nghe chuyện nuôi tằm. Chú Hai nhớ lại rất rõ cứ mỗi năm vào tháng chạp ở quê nhà, những trận lụt lớn chấm dứt. Màn mây được vén, trời hoá trong và cao. Con sông Thu Bồn trở lại hiền hoà. Trên cây sung, bọn ác là kêu to: "Tạnh rồi! Tạnh rồi!".

Khắp nơi chuẩn bị xuống đồng. Thợ đào dâu đến lò rèn tôi lại lưỡi mai thật bén và lắp một cán mai thật dài. Cán mai đào dâu dọc sông Thu Bồn phải làm bằng gỗ kiền kiền dài non hai sải. Lỗ dâu có nơi phải đào lút cán. Đào một lỗ sâu đến hơn sải tay, rộng chỉ bằng hai bàn tay xoè, việc đó không phải ai cũng làm được! Thợ đào dâu đứng đợi bên kia sông trong sương sớm mù đặc.

Có tiếng bên này sông gọi to, tiếng kéo dài trên mặt nước:

- Cần hai mươi lưỡi mai. Mời qua đây!

Tiếng trả lời bên kia sông:

- Cần người gút dâu không?

- Thêm hai người gút.

- Hai mươi hai người, phải không?

- Phải!

Không thấy đò đâu. Chỉ nghe trong sương tiếng mái chèo đập nước. Một chốc sau đò dần dần hiện ra, ghé vào bến. Người lái đò gác chèo, rút cây sào tre ghìm đò lại. Thợ đào dâu lần lượt nhảy xuống đất đi thành một hàng dài. Người đi giữa vác một chiếc nồi ba làm thành cái chấm đen giữa hàng dọc. Họ tiến vào đám dâu và bắt đầu đào. Phải đào đến lớp bùn phía dưới. Thợ đào dâu sắp thành một hàng ngang xén lưỡi mai nghe xoèn xoẹt. Họ nhổ nước bọt vào hai tay, nắm chặt cán mai rút đất từ sâu lên, động tác thật chính xác. Những lỗ dâu sâu thăm thẳm cứ nhiều dần, kéo thành những hàng thẳng tắp. Dâu trồng phải chọn những cây dài nhất. Người gút dâu cứ để nguyên cây dâu đặt sát đáy lỗ, ngọn dâu ghim vào lỗ dâu ở ngay phía trước rồi lấp đất. Chỉ sau vài mươi hôm những chồi non phun lên một màu xanh non óng ánh. Ra giêng, khắp ngàn dâu bừng sáng. Màu xanh non thắm dần, rồi bạt ngàn một màu xanh ngắt.

Thằng Cù Lao về quê đúng vào lúc anh chị Bốn Linh nuôi lứa tằm cuối mùa. Trong làng nhà có tằm cũng đã bắt kén. Sang tháng chín âm lịch, ngoài đồng chỉ còn dâu lông chim, lơ thơ từng chùm lá nhỏ. Nếu trời không đãi, có lụt sớm, sẽ gặp gay go. Ông Trùm Khéo, người bán trứng giống, đã thề độc với anh Bốn Linh đó là loại giống vô cùng quý giá mua từ Tiên Phước, nhất định tằm trúng một trăm phần trăm. Anh Bốn xắn tay áo:

- Cứ nuôi. Sợ chi!

Tằm ở trong trứng thì đùng một cái, Cách mạng nổ ra. Việc làng việc nước của anh Bốn cứ ùn lên lút đầu lút cổ. Anh làm việc bất kể ngày đêm, chỉ có thể ghé nhà một chốc rồi phải đi ngay. Nhớ đến tằm, anh Bốn cương quyết:

- Lúc này mà còn tằm tơ cái chi! Có biết mấy chuyện quốc gia đại sự. Phải xẻ lỗ mũi mà thở. Đem tằm đổ quách!

Chị Bốn bỏ nhỏ:

- Việc nhà tôi lo xong hết. Anh muốn đi đâu thì đi. Nhà còn có thằng Cù Lao, việc chi hắn cũng giỏi.

Anh Bốn doạ:

- Năm nay, thế nào cũng lụt sớm! Rồi sẽ hộc máu cho mà coi! Hễ chết, tôi không thèm chôn đâu!

Chị Bốn thấy chồng nói có lí. Làm tằm phải có người đứng buồng, làm mọi việc nặng nhọc, phải đằng đẵng một tháng mới xong. Nay anh Bốn đi vắng thì ai lo? Nhưng coi đi coi lại, thấy tằm tốt quá. Ác một nỗi, những thầy tằm đến xem, ai cũng bảo từ cha sinh mẹ đẻ, họ chưa thấy tằm nào tốt vậy! Thằng Cù Lao xem tằm cũng quả quyết là tằm tốt. Tằm tốt như vậy thì ai nỡ đổ đi cho được! Chị Bốn cứ lăn vào lo cho tằm. Anh Bốn vẫn can ngăn, nhưng nói yếu yếu:

- Tôi nói cho mà biết, qua sông bắt cọp, chết không kịp hối đó!

Chị Bốn biết anh Bốn đã núng, liền lí sự:

- Ở trên đề ra phải đánh giặc và tăng gia. Anh Bốn giết giặc, tôi lo tăng gia. Làm đúng chủ trương, còn chi nữa!

Anh Bốn phải chịu, tự nghĩ: "Con vợ mình chính trị thế mà cao! Đàn bà họ sáng dạ lắm!".

Chị Bốn mang giỏ đi hái dâu dưới rộc. Chị là tay hái dâu loại giỏi. Giữa những cành dâu, hai tay chị như đôi bướm lượn, không ai nhìn kịp. Dâu cuối mùa ít lá, chị phải nhờ các chị trong xóm đi hái giúp. Họ gánh đôi giỏ bông, bụng giỏ tròn như chiếc chum to, đi hái dâu tận ngoài bãi. Thằng Cù Lao, chú Hai Quân giúp vào việc cho tằm ăn, việc gạt phân, lượm tằm, việc nấu cơm, đem nước. Các chị kéo ra bãi dâu lúc gà gáy, hết hát hò lại bàn tán trăm thứ chuyện, chuyện ông Bảy Hoá dẹp bàn thờ Thập Điện, tất cả những tranh vẽ quỷ sứ cưa người, đốt người, ông Bảy đều đốt hết. Nhiều chị muốn phụ nữ phải thành lập một hội "tương tế", mục đích để bênh vực cho nhau. Hễ người nào bị chồng đánh thì hội viên có nhiệm vụ xông vào bênh vực. Phụ nữ cũng phải có người bác sĩ, kĩ sư. Trước mắt phụ nữ phải kiếm ít chữ bỏ bụng, để viết thư cho chồng làm ăn ở xa mới được!

Chị Bảy Có trong lúc vui miệng, nói toạc ra là mình vừa được tin của anh Bảy "trong nớ" gửi về. Anh báo cho biết là anh còn sống, hiện này ở xứ Dầu Dây. Chị Bảy đã đến nhà thầy Lê Hảo nhờ thầy viết thư gửi lại. Thư viết bằng văn vần:

"Tạm đôi hàng chữ mực

Gửi đến chốn Dầu Dây

Ngày những trông tin nhạn trong mây

Đêm thức giấc, tiếng tiêu thánh thót.

Hỏi ai đã quên lời thề ước

Tít mù khơi muôn dặm tếch buồm loan!"

Thư của thầy Lê Hảo viết bao giờ cũng bắt đầu bằng "Tạm đôi dòng chữ mực..." và chấm dứt bằng câu "Thơ bất tận ngôn". Chị Bảy đưa thư nhờ tôi đọc, tôi đọc đi đọc lại cho chị nghe, chị thuộc làu. Thấy bên lề còn chỗ giấy trống chị nhờ tôi thêm mấy chữ: "Anh đã nói về thì nhất định phải về. Cách mạng lên rồi, ở làm chi trong nớ? Ở quê mình, ông Hai Quân, anh Bảy Hoành cũng về rồi. Chớ có ham phú phụ bần, mau mau trở lại! Nay thơ. Vợ: Bảy Có".

Chị Bảy bảo tôi đọc thơ cho chị Bốn, chị Ba nghe. Ai nấy cũng chịu là thầy Lê Hảo văn hay từng chữ, chữ nào nghe cũng réo rắt. Thằng Cù Lao cũng khen là giỏi vì thầy Lê Hảo có nói đến buồm, đến mù khơi, đến muôn dặm. Các thứ đó ở dưới biển nhiều lắm...

* * *

Đã đầu tháng chín âm lịch, nhưng nắng vẫn như đốt. Buổi sớm mù tan, nắng đã loá nóng. Càng vể trưa, nắng càng cô lại. Chim chích mệt mỏi núp trong ngàn lá lặng thinh. Bọn chó Vện chó Vàng thè lưỡi liếm nước nuốt ực ực. Trâu Bĩnh quay qua quay lại trong chuồng giục đi uống nước. Chị Ba đi làm về lấy nón xuống quạt, mặt đỏ gay.

Читать дальше
Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать
Отзывы о книге «Quê nội»

Обсуждение, отзывы о книге «Quê nội» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.

x