Võ Quảng - Quê nội

Здесь есть возможность читать онлайн «Võ Quảng - Quê nội» весь текст электронной книги совершенно бесплатно (целиком полную версию без сокращений). В некоторых случаях можно слушать аудио, скачать через торрент в формате fb2 и присутствует краткое содержание. Год выпуска: 2011, Издательство: Nguyễn Kim Vỹ - nguyenkimvy@gmail.com, Жанр: Детская проза, vi. Описание произведения, (предисловие) а так же отзывы посетителей доступны на портале библиотеки ЛибКат.

  • Название:
    Quê nội
  • Автор:
  • Издательство:
    Nguyễn Kim Vỹ - nguyenkimvy@gmail.com
  • Жанр:
  • Год:
    2011
  • ISBN:
    нет данных
  • Рейтинг книги:
    3 / 5. Голосов: 1
  • Избранное:
    Добавить в избранное
  • Отзывы:
  • Ваша оценка:
    • 60
    • 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5

Quê nội: краткое содержание, описание и аннотация

Предлагаем к чтению аннотацию, описание, краткое содержание или предисловие (зависит от того, что написал сам автор книги «Quê nội»). Если вы не нашли необходимую информацию о книге — напишите в комментариях, мы постараемся отыскать её.

"Quê nội" là một truyện dài của nhà văn Võ Quảng, được xuất bản năm 1974 (có nguồn cho rằng 1973).

Quê nội — читать онлайн бесплатно полную книгу (весь текст) целиком

Ниже представлен текст книги, разбитый по страницам. Система сохранения места последней прочитанной страницы, позволяет с удобством читать онлайн бесплатно книгу «Quê nội», без необходимости каждый раз заново искать на чём Вы остановились. Поставьте закладку, и сможете в любой момент перейти на страницу, на которой закончили чтение.

Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать

Tôi hỏi:

- Nhà chi mà sang trọng rứa?

- Đó là dinh lão sứ, còn gọi là tòa thị chính. Nay ta dùng tầng trên để ở, tầng dưới để làm trụ sở của Ủy ban Đà Nẵng.

Thằng Cù Lao kể tiếp:

- Một tên thống sứ không chỉ có một ngôi nhà ở Đà Nẵng, mà còn có nhà ở Bà Nà, gọi là biệt thự. Nó còn có biệt thự ở Bạch Mã, Đà Lạt. Mùa hè, lên đó ở để cho mát.

Ở lớp huấn luyện, một hôm anh Sáu nói: " Hòa Phước là làng tôi ở. Ở đó có một bà già tên là bà Hiến. Bà ở trong một cái lều, lều không có cột, chỉ làm bằng hai mái tranh ghép lại. Muốn vào lều phải quỳ xuống bò bốn chân. Nếu ta xếp lại bên nhau cái lều của bà Hiến và ngôi nhà này của tên sứ thì sẽ thấy một sự thật mỉa mai. Dân ta có hàng triệu người như bà Hiến. Anh Sáu nói tiếp: " Lịch sử cho phép chúng ta ngày nay so sánh những việc như vậy. Người còn sống phải nhớ những việc đó. Cách mạng đã cho phép bà Hiến đến Đà Nẵng không bị bắt bớ. Chúng ta sẽ mời bà đến dinh lão sứ ở chơi vài hôm!".

Bà Hiến hỏi:

- Vậy chỗ đó là của ta rồi hả?

Bà Hiến phải công nhận là những chuyện thời sự của thằng Cù Lao kể đã làm cho cái" ống thiên lý của bà đã xa soi đến xứ Đà Nẵng".

Tôi nhấn mạnh thêm:

- Nhà lão sứ là của mình rồi! Thằng Cù Lao được vào ở, sướng chưa?

Thằng Cù Lao lắc đầu:

- Không sướng đâu! Tôi leo lên giường. Cái giường cứ nhún nhảy như bị sóng đánh. Tôi nằm im không dám lăn qua lăn lại. Ngủ trên bãi cát sướng hơn. Cứ lăn tròn đến đâu cũng được. Cái nệm nghe như lửa đốt. Cái giường tre của mình thế mà mát. Anh Sáu còn bảo tôi phải rúc vào một cái buồng trắng toát. Anh vặn cái bông sen, nước tưới lòa xòa. Anh bảo tôi phải tắm. Tắm vậy rất khó chịu! Tắm xong phải mặc bộ đồ mới. Áo phải bỏ vào quần, phải gài hết nút. Nhìn vào gương, mình thấy như một thằng nào lạ hoắc!

Tôi hỏi:

- Diện sang rứa, thế Cù Lao làm chức tước gì?

- Ban đêm, làm anh học trò. Ban ngày, làm tổ viên tổ tiếp liệu, trực thuộc Phòng quản trị. Phòng quản trị đặt dưới chỉ huy của văn phòng. Tôi làm nhiều việc rất quan trọng. Ở đó khách khứa suốt ngày. Tiếp cả khách bên Tàu, bên Tây, bên Mỹ nữa. Một lần gặp Mỹ, hai thằng Mỹ quan tư. Chúng đến Đà Nẵng nói đi tìm xác Mỹ bị Nhật giết trên Tây Nguyên. Chúng đến bằng máy bay, nhờ chính quyền Đà Nẵng giúp đỡ, được ở ngay tại tòa thị chính.

Tôi hỏi:

- Thế Cù Lao có được ngồi ăn không?

- Làm chi! Tôi làm phụ hầu bàn. Một thằng vừa ăn vừa gật gật nói tiếng Mỹ. Anh phiên dịch cho biết là nó khen món ăn Việt Nam rất ngon. Chúng cũng rất mê phong cảnh Việt Nam. Màu xanh Việt Nam đẹp nhất trên địa cầu, không đâu sánh kịp. Học có chương trình đến thăm núi Trà Sơn, thăm Vũng Thùng, thăm mỏ vàng ở Bồng Miêu, mỏ than ở Nông Sơn, mỏ kẽm ở Đức Bố, thăm kho chứa xăng ở Liên Chiểu. Ta tiếp đãi họ cực kỳ trọng thể! Mỗi bữa ăn được bày ra đầy bàn, đủ hết món ngon vật lạ. Chỉ về rượu để nhấm nháp, cũng đã có bốn thứ rượu, bữa ăn có lúc kéo dài đến hai giờ liền...

Tôi kêu lên:

- Ăn nhiều quá!

- Vừa ăn vừa trò chuyện!

Thằng Cù Lao gật gật:

- Nhưng không phải ăn ít!

Thằng Cù Lao cho biết hôm đó, sau bữa ăn, anh Sáu trò chuyện với bạn bè cho biết ở thôn anh có một bà gọi là bà Hiến. Bà đó, với một nải chuối, bà sống được mười hôm - Nạn đói vừa qua đã làm dân ta chết hơn ba triệu-Số đói kinh niên có đến năm bảy triệu người...

Tôi hỏi bà Hiến:

- Bà có bị đói không bà?

Bà Hiến thút thít.

Tôi nói như quát:

- Thút thít cái chi? Bà sẽ được mời ra tòa thị chính, được các anh đãi tiệc, được nằm giường lò xo... Nhớ là trước khi đi Đà Nẵng phải tô son, phải đánh phấn, phải xức dầu thơm! Chớ có lôi thôi, người ta không cho bà vào đó!

Đối với ông Bốn Rị, thằng Cù Lao cũng nói cho ông biết những chuyện thời sự như đã nói với bà Hiến. Ông Bốn Rị tỏ ra rất thờ ơ. Sau đó nó kể cho ông Bốn Rị nghe chuyện lính Tưởng Giới Thạch đến Đà Nẵng, từ đó chuyển sang chuyện nó học việc băm thịt, chặt xương. Nay nó băm thịt được cả hai tay, là nhờ nó được học tập cách băm thịt ở Đà Nẵng.

Tôi lấy làm lạ, hỏi cắt ngang:

- Sao lạ vậy? Cù Lao ra Đà Nẵng được ở nhà bốn tầng, được đề bạt làm tiếp tế, sao lại bị giáng chức xuống làm việc băm thịt, chặt xương?

- Là vì sau nầy, anh Sáu ban ngày làm việc ở tòa thị chính nhưng ban đêm phải đi ngủ nơi khác. Quân Tây và quân của Tưởng Giới Thạch đến đóng ở Đà Nẵng. Tòa thị chính ở sát ngoài biển, nhỡ bị đánh úp, ta không lối thoát. Ta phải đề phòng...

Ông Bốn Rị hỏi:

- Ta thắng rồi mà! Sao đánh ta được?

- Đó là những lính của Tưởng Giới Thạch theo lệnh đồng minh kéo sang ta, lấy cớ là để giải giáp quân Nhật. Ở Đà Nẵng chúng chiếm các đồn trại, cầm đại đao đứng chắn các ngả đường. Buổi tối, tôi và anh Sáu về ngủ ở nhà ông bà Đán, chỗ nầy kín đáo hơn. Hằng ngày, ông Đán gánh một gánh bún bò ra chợ để bán. Bà Đán cũng làm như ông. Nhưng một hôm hai ông bà đã to tiếng. Bà Đán nổi khùng đã cho ông Đán một đá.

Ông Bốn sửng sốt:

- Đàn bà sao dám nện đàn ông một đá?

- Cũng tại lính của Tưởng Giới Thạch đó!

Thằng Cù Lao kể cho ông Bốn Rị biết lính của Tưởng Giới Thạch đứa nào cũng vàng vọt, bủng beo, đứa nào cũng là tướng quỵt, chúng đã làm cho tất cả những gánh bún, gánh mỳ ở chợ đều phải hoảng sợ, khi thấy chúng đằng xa là phải chạy tránh!

- Một hôm ông Đán vì chậm chạp nên chúng đã sà đến. Chúng đưa một xấp bạc ra hiệu cho ông Đán phải bán bún. Ông Đán múc ra năm bát cho năm thằng. Loáng một cái năm bát đã hết sạch. Phải múc thêm năm bát nữa! Lại còn phải múc thêm, múc thêm! Ăn xong chúng đứng dậy bỏ đi. Ông Đán đòi tiên, chúng rút dao vung loang loáng. Nhưng một đứa chợt trợn trừng cặp mắt, lảo đảo, ngã lăn quay. Đồng bào chúng quanh nổi kêu tán loạn:

- Có án mạng! Có án mạng!

Ông Đán hoảng quá, quảy gánh bỏ chạy. Khi chạy ông bị ngã nhào, bát đĩa vỡ gần hết. Việc đó làm cho bà Đán cứ nhăn nhăn nhó nhó. Ông bà cãi lộn. Bà biết thế võ, đã cho ông một đá, ông ngã tênh hênh. Sau đó, khi đi bán bún, ông Đán có nhờ tôi đi gác. Tôi đứng gác ở đầu chợ, khi thấy lính của Tưởng Giới Thạch từ xa, tôi đã chạy báo cho ông biết trước... Sau đó khi rảnh rỗi tôi còn giúp ông làm bún xáo. Ông dạy tôi cách chặt xương, cách băm thịt. Nay tôi băm thịt được cả hai tay là nhờ những buổi băm thịt ở nhà ông Đán.

Читать дальше
Тёмная тема
Сбросить

Интервал:

Закладка:

Сделать
Отзывы о книге «Quê nội»

Обсуждение, отзывы о книге «Quê nội» и просто собственные мнения читателей. Оставьте ваши комментарии, напишите, что Вы думаете о произведении, его смысле или главных героях. Укажите что конкретно понравилось, а что нет, и почему Вы так считаете.

x